CHUYÊN MỤC HỎI-ĐÁP VJAU
PHẦN 1: CHỦ ĐỀ TIẾP ĐỊA.
Câu 1. Hệ thống tiếp địa là gì?
Khái niệm: Hệ thống tiếp địa hay hệ thống nối đất là việc kết nối thiết bị, nguồn điện và vỏ kim loại đến mặt đất với mục đích chính là để đảm bảo an toàn và ổn định trong các hệ thống điện.
Câu 2. Tại sao trong tủ điện công nghiệp ở Nhật khi tiến hành đo điện áp giữa các pha đều bằng nhau nhưng khi đo điện áp giữa pha với tiếp địa thì lại có sự khác nhau là URE = UTE ≠ 0 nhưng USE = 0?
Nhìn vào hình trên có thể thấy do nguồn điện 3 pha 3 dây cấp cho tủ điện điện áp là 200V đây là nguồn điện sử dụng máy biến áp để hạ áp điện áp cao xuống điện áp thấp để sử dụng, lúc này bên phía cuộn thứ cấp của máy biến áp đã được đấu dây tiếp địa vào pha S nên mới xảy ra kết quả như câu hỏi phía trên. Mục đích đấu dây tiếp địa như vậy là để bảo vệ an toàn nếu có sự cố xảy ra với máy biến áp cuộn sơ cấp và thứ cấp ngắn mạch với nhau gây nguy hiểm bởi điện áp cao.
Câu 3. Tại sao tiếp địa lại đấu vào pha S mà không phải vào pha R hay T?
Trong thực tế các pha R, S, T chỉ là tên gọi để phân biệt còn tính chất dòng điện nhưng nó không khác gì nhau cả vì vậy có thể đấu dây tiếp địa vào bất kì pha nào trong ba pha cũng được.
Ngày xưa người ta hay đấu vào pha S vì cảm thấy nó cân bằng rồi dần dần nó trở thành luật bất thành văn và giờ trở thành một quy chuẩn trong đấu nối tiếp địa loại B ở Nhật.
Câu 4. Đấu như vậy tại sao lại không bị lỗi nối đất?
Đối với các loại máy biến áp thông thường trừ máy biến áp tự ngẫu thì cuộn sơ cấp và thứ cấp của máy biến áp đều được cách ly và dòng điện chạy trong cuộn thứ cấp là do hiện tượng cảm ứng điện từ sinh ra vậy nên ngay cả khi đấu dây tiếp địa vào một trong các pha như vậy thì đây không phải là một mạch kín (mạch điện cô lập) do đó không xảy ra lỗi nối đất. ( không bị điện giật khi bước gần vào vùng có nối đất)
Câu 5. Phân biệt giữa tiếp địa và trung tính như thế nào?
Ở bên Nhật có một cấp điện áp đặc biệt khác với Việt Nam gọi là 単相三線式một pha nhưng là 3 dây và có 2 cấp điện áp là 100V và 200V. Dây trung tính là dây nằm ở giữa và có điện thế là 0V.
Như trên hình dây tiếp địa loại B đang đấu cùng với dây trung tính nhưng chúng hoàn toàn có mục đích sử dụng khác nhau.
Khi dòng điện chạy qua tải đến dây trung tính hình thành một mạch điện kín, dây trung tính với vai trò là dây dẫn điện.
Dây tiếp địa loại B nối vào dây trung tính nhưng mục đích là để bảo vệ an toàn nếu máy biến áp sảy ra sự cố làm mất cách điện của bên sơ cấp và thứ cấp thì dòng điện áp cao sẽ truyền xuống đất.
Về tiếp địa loại D ở đây là để đưa dòng từ dây pha qua đất trở về với nguồn điện tránh việc người tiếp xúc với vỏ thiết bị bị rò điện có thể bị giật nếu không nối đất.
Về tiếp địa còn có nhiều loại khác như A, C, D đều sử dụng với mục đích đưa dòng rò xuống đất rồi trở về với nguồn điện để tránh gây nguy hiểm.
Đội ngũ biên soạn: G_Hoàng Tuấn.
Comments ()