Tổng quan về cấu đấu trong tủ điện công nghiệp, cách tính và chọn các loại cầu đấu sao cho phù hợp phần 2.
<> THÔNG SỐ QUAN TRỌNG KHI CHỌN CẦU ĐẤU.
1. DẠNG CẦU ĐẤU CẤP NGUỒN CHO TỦ ĐIỆN.
Trong trường hợp này ELB tổng của hệ thống có dòng điện định mức là 50AT vậy thì có thể chọn cầu đấu nguồn trên 50A như 60AT, 70AT là được nhưng chú ý xem động cơ khởi động dạng gì để tránh chọn lớn quá gây lãng phí.
* Lưu ý cầu đấu cho dây nguồn thường lựa chọn dựa trên điện áp tổng của hệ thống trong tủ điện. Vì vậy cần xác định chính xác số lượng cầu đấu và khả năng nâng cấp trong tương lai để đảm bảo hiệu suất và an toàn của hệ thống điện.
2. DẠNG CẦU ĐẤU SỬ DỤNG CHUNG TIẾP ĐIỂM .
CÁC MẠCH ĐIỆN TIÊU BIỂU ĐỂ SO SÁNH.
Bên trên là 2 mạch điện tiêu biểu cho dạng cầu đấu này.
Đúc kết:
- Trường hợp chung nhiều nguồn và vị trí nối nằm gần nhau thì người thiết kế sẽ dùng terminal để làm điểm chung common, rồi nối từ terminal đến các điểm cần nối. Cách làm này sẽ dễ bảo dưỡng, mạch đẹp hơn nhưng lại mất một khoảng trống trong tủ để đặt terminal trung gian, chi phí tăng lên.
Còn trường hợp nằm lộn xộn, xa nhau thì có thể thiết kế theo kiểu bắc cầu, từ A sang B, từ B sang C, từ C sang D....cho đến cuối. Cách này tiết kiệm chi phí hơn nhưng ngược lại đi dây phức tạp hơn, khi cần thêm, bớt mạch điện thì khó sửa hơn so với cách trên. - Khi đấu nối dây điện từ PLC đến các thiết bị bên ngoài như cảm biến nếu không sử dụng cầu đấu thì việc đấu nối dây sẽ phức tạp hơn vì cần lắp đặt xong tủ tại công trình mới có thể tiến hành kéo dây và đấu nối một cách chính xác. Nhưng nếu sử dụng cầu đấu thì chỉ cần kéo dây tới chỗ lắp tủ dư ra một đoạn dây là được.
- Khi sử dụng cầu đấu có sử dụng chung tiếp điểm nguồn thì người thiết kế sẽ sắp xếp các nguồn điện giống nhau về các cầu đấu sát cạnh nhau. Trong ví dụ trên cầu đấu TB2 số 1,2,3,4 cho điện áp 24V đi qua còn cầu đấu TB2 số 5,6,7,8 cho điện áp 0V đi qua, thiết kế như vậy với mục đích sử được thêm thanh jumper (ジャンパー) khi đó sẽ tiết kiệm được thời gian thi công cũng như những sai sót không mong muốn.
<> Lưu ý khi thi công lắp đặt cầu đấu:
① Tại một điểm đấu nối của cầu đấu chỉ được đấu nối tối đa 2 đầu cốt, khi đấu nối phải úp hai mặt bên dưới của đầu cốt vào nhau.
② Khi kết nối 2 dây vào một điểm đấu nối thì dây chứa đầu cốt lớn hơn phải nằm phía bên dưới để tránh hiện tượng quá dòng gây hư hỏng
Tổng kết lại trong bài viết này mình đã chia sẽ tới mọi người cách chọn và sử dụng cầu đầu trong vài trường hợp cụ thể. Mong rằng mọi người có thể nắm bắt và sử dụng linh hoạt trong công việc của mình.
Hẹn gặp lại mọi người trong những bài viết khác. Thank you!!!
Tác giả G-Hoàng Tuấn.
Comments ()