TÌM HIỂU VỀ CÔNG TẮC NÚT NHẤN
Rất vui vì gặp lại các bạn, tuần này chúng ta cùng tìm hiểu về nút nhấn nhé.
1. CÔNG TẮC NÚT NHẤN LÀ GÌ?
Chính là bộ phận dùng để điều khiển khởi động và dừng thiết bị, đóng mở mạch điện bằng cách nhấn nút.
Ngoài ra, khi nhấn nút bộ phận tiếp xúc, BẬT/TẮT mạch điện được gọi là tiếp điểm.
2. CÁC LOẠI CÔNG TẮC NÚT NHẤN
Có nhiều loại công tắc nút nhấn khác nhau để bật, tắt các mạch điện, tuy nhiên 3 loại thường gặp nhất là:
- モーメンタリスイッチ: Nút nhấn tạm thời hay còn gọi là nút nhấn nhả.
- オルタネイトスイッチ: Nút nhấn 2 trạng thái hay còn gọi là nút nhấn giữ.
- 照光(しょうこう)スイッチ: Nút nhấn kèm đèn chiếu sáng.
Mình xin phép dùng từ "nút nhấn nhả" và "nút nhấn giữ" để mọi người dễ hình dung hơn nhé.
Khi tra cứu mục lục, ta cũng thường thấy nút nhấn được chia theo hình thức hoạt động là "Nút nhấn nhả" và "Nút nhấn giữ".
2.1 NÚT NHẤN NHẢ (モーメンタリスイッチ)
Đây là công tắc nút nhấn chỉ BẬT khi bạn nhấn và TẮT khi bạn thả nó ra.
Còn được gọi là kiểu tự phục hồi trạng thái.
Thông thường, nút nhấn nhả này được sử dụng trong thiết bị sản xuất, dùng cho các nút chạy, nút dừng, nút đặt lại, nút dừng còi, v.v..
2.2 NÚT NHẤN GIỮ (オルタネイトスイッチ)
Còn được gọi là nút nhấn tự giữ trạng thái.
Nhìn từ bên ngoài thì không khác gì so với nút nhấn tạm thời, nhưng khi nhấn nó và thả tay ra, nó sẽ vẫn ở trạng thái BẬT. Nhấn lần nữa để TẮT.
Vậy thì nếu thay thế nút nhấn nhả bằng nút nhấn giữ thì có phải tiện lợi và tiết kiệm hơn không?
Nói qua về chức năng của 2 loại này thì:
Nút nhấn nhả được sử dụng để chạy, dừng, đặt lại, dừng còi, v.v.
Nút nhấn giữ thì được sử dụng tạm thời dùng để ON/OFF trong chế độ bảo trì hoặc vô hiệu hóa mạch khóa liên động (được cài đặt trên màn hình bảng cảm ứng hoặc ở nơi khó nhìn thấy bên trong bảng điều khiển).
Nếu là mạch bật/tắt đơn giản thì không có vấn đề gì, nhưng việc nhấn cùng một nút lần thứ hai sẽ dễ gây ra lỗi vận hành hơn.
Ngoài ra, nếu sử dụng nhiều công tắc nút nhấn với thao tác luân phiên, chúng sẽ vẫn ở trạng thái BẬT, điều này có thể gây ra trục trặc nếu việc điều khiển phức tạp.
Tuy nhiên không có nghĩa là chúng hoàn toàn không được sử dụng trong thiết bị, nhưng khi sử dụng chúng phải cẩn thận, chẳng hạn như bật đèn để báo trạng thái.
2.3 NÚT NHẤN KÈM ĐÈN CHIẾU SÁNG (照光スイッチ)
Hình trên là nút nhấn được tích hợp phát sáng bằng đèn LED.
Có thể chọn loại tùy theo hình thức hoạt động như là nhấn nhả (モーメンタリスイッチ) hoặc nhấn giữ (オルタネイトスイッチ).
Ví dụ về cách sử dụng, một số công tắc được sử dụng làm nút thao tác trong thiết bị sản xuất và phần nút sẽ sáng lên khi thiết bị hoạt động.
3. TIẾP ĐIỂM CỦA CÔNG TẮC NÚT NHẤN
Đây là về các loại liên hệ hoạt động khi nhấn nút ấn.
Có ba loại tiếp điểm cho công tắc nút nhấn: Tiếp điểm a, tiếp điểm b và tiếp điểm c.
Các ký hiệu (JIS C 0617) thường được viết như trong hình bên dưới.
3.1 TIẾP ĐIỂM THƯỜNG HỞ (a 接点)
Là tiếp điểm thường mở và đóng mạch khi được kích hoạt. Kí hiệu NO.
Ta có thể kiểm tra bằng đồng hồ điện. Khi chưa nhấn nút đồng hồ sẽ hiện OL, khi nhấn nút thì ta đo được 0Ω.
3.2 TIẾP ĐIỂM THƯỜNG ĐÓNG (b 接点)
Là tiếp điểm thường đóng và mở mạch khi được kích hoạt, hay còn được gọi là tiếp điểm ngắt. Kí hiệu NC.
Nó hoạt động theo hướng ngược lại với tiếp điểm a và được sử dụng như một công tắc để thiết lập lại mạch tự giữ hoặc như một công tắc dừng khẩn cấp.
Khi đo bằng đồng hồ điện, trước khi nhấn nút là 0Ω, khi nhấn, tiếp điểm sẽ tách ra, tạo thành OL.
3.3 TIẾP ĐIỂM COM CHUNG (c 接点)
Tiếp điểm c là tiếp điểm kết hợp tiếp điểm a và tiếp điểm b thành một và có một tiếp điểm chung (COM). Công tắc nút nhấn này là tiếp điểm c.
Nó có cả chức năng của tiếp điểm a và tiếp điểm b, và còn được gọi là tiếp điểm chuyển tiếp hoặc tiếp điểm chuyển mạch.
Thông thường, tiếp điểm b được kết nối và khi nhấn nút, tiếp điểm a được kết nối và tiếp điểm b bị ngắt.
4. THÔNG SỐ CÔNG TẮC NÚT NHẤN
Khi chọn thông số kỹ thuật của công tắc nút nhấn, bạn cũng phải chú ý đến loại tiếp điểm và số lượng. Thông số tiếp điểm thì sẽ quy định là a,b,c còn số lượng thì sẽ là 1,2.
Ví dụ như công tắc nút nhấn ở hình bên trái là 1a. Nút nhấn chỉ có một tiếp điểm thường hở a.
Còn bên phải là công tắc nút nhấn 1a1b. Nút nhấn có một tiếp điểm thường hở a và một tiếp điểm thường đóng b.
Thông thường nhà sản xuất sẽ quy định màu sắc hoặc trên nút nhấn sẽ có kí hiệu dể dễ dàng phân biệt hơn.
Một vài màu sắc nút nhấn thường gặp được quy định như:
- Nút Start(運転): Xanh lá cây
- Nút Stop(停止): Màu đỏ
- Nút Reset (リセット):Màu vàng
- Nút dừng khẩn cấp(非常停止): Màu đỏ
Bài viết đến đây là kết thúc, hẹn gặp lại các bạn ở những lần sau nhé!
Cảm ơn các bạn đã theo dõi.
Mong rằng kiến thức tưởng chừng là đơn giản này sẽ hữu ích cho các bạn trong một số trường hợp nào đó.
Nguồn: 【図解】押しボタンスイッチ① 種類や、特徴、接点構造について | 電気エンジニアのツボ (shimatake-web.com)
Tác giả, HungLe.
Comments ()