PHÂN LOẠI MỘT SỐ DÂY ĐIỆN, DÂY CÁP ĐIỆN HAY SỬ DỤNG VÀ TIÊU CHUẨN BÁN KÍNH UỐN DÂY TRONG TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Ở NHẬT.

PHÂN LOẠI MỘT SỐ DÂY ĐIỆN, DÂY CÁP ĐIỆN HAY SỬ DỤNG VÀ TIÊU CHUẨN BÁN KÍNH UỐN DÂY TRONG TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP Ở NHẬT.

Trong lúc làm thiết kế tủ điện có nhiều lúc bạn băn khoăn là:

- Với loại tủ điện này thì nên chọn loại dây cable nào cho phù hợp?

- Bố trí khí cụ điện như vậy thực tế có kéo được dây không?

Dưới đây chính là câu trả lời cho những băn khoăn trên.

A.    Phân loại một số dây điện và dây cáp điện hay sử dụng trong tủ điện công nghiệp ở Nhật.

(Trong bài viết này mình chỉ đề cập đến loại dây không có tiêu chuẩn thân thiện tới môi trường là Non-Eco Material.)

1. IV 600V Vinil  (Polyvinyl Chloride Insulated Wire) Dây cách điện Vinyl

  • Tính chất khá cứng, có thể bị gãy khi bị uốn cong nhiều lần.
  • Nhiệt độ giới hạn cao nhất theo tiêu chuẩn: 60 độ C.
  • Màu: Đỏ, xanh lơ, trắng, đen, vàng , lục…tùy vào mục đích sử dụng.

Loại dây này bên trong lõi có thể là loại một sợi hay nhiều sợi.

Thường được sử dụng trong các mạch động lực vì tính cứng của dây cao tạo sự ổn định tránh tình trạng rung lắc tiếp xúc gây phóng điện.

2.       KIV 600V (Kiki Indoor Vinyl) Dây cách điện dùng cho máy móc trong nhà và tủ điện công nghiệp.

  • Có tính mềm dẻo, và khó bị gãy khi bị uốn cong nhiều lần.
  • Nhiệt độ giới hạn: 60 độ C
  • Màu: Đỏ, xanh lơ, trắng, đen, vàng , lục…tùy vào mục đích sử dụng.

Đây là loại dây được sử dụng nhiều nhất hiện nay trong tủ điện công nghiệp. Thường được dùng cho các mạch điều khiển, PLC do tính mềm dẻo của dây dẫn, dễ đưa vào máng điện, giảm bớt thời gian gia công cho người lắp tủ. Trước kia dây IV được sử dụng nhiều cho đến khi loại dây KIV này được ra đời do tính chất mềm dẻo, dễ bẻ hướng dây của nó.

3.      MLFC 600V Polyflex chống cháy

Một loại dây của hãng dây điện Hitachi. Còn được biết đến với tên gọi khác là WL1

  • Lõi gồm rất nhiều sợi dây nhỏ quấn lại.
  • Nhiệt độ giới hạn cao nhất theo tiêu chuẩn là 90 độ C
  • Vỏ dây có màu đen.

Thường được dùng trong tàu điện, shinkansen do tính chất chống cháy, chịu nhiệt, chịu đông cứng, tính dẫn điện tốt và tính mềm dẻo của nó. Nhờ mức độ chịu nhiệt cao hơn, nên mức chịu tải dòng điện cũng cao hơn nếu cùng một kích thước so với dây IV và KIV.

Do tính chất ưu việt của nó nên giá thành cũng khá cao, thường chỉ dùng cho các tủ điện có yêu cầu về cháy nổ cao và mạch động lực lớn, khó uốn dây theo ý muốn hoặc nếu có yêu cầu của khách hàng.

4. MVVS 60V Microphone Code Dây cáp Micro

Tên gọi khác: dây shield

  • Thường được dùng cho các dây tín hiệu analog dòng nhỏ như DC0-10V, DC1-5V, DC4-20mA do tính chống nhiễu tốt của nó.
  • Cấu tạo gồm 3 phần: Lõi dây điện, vỏ cách điện ngoài và lớp lưới bạc shield chống nhiễu.

B. Bán kính uốn dây trong tủ điện công nghiệp.

Có một ví dụ cụ thể như hình trên bây giờ vị trí  đặt aptomat tổng MCCB1 như thế nào để việc kéo dây cáp từ dưới đi lên theo ống dây và tới chỗ MCCB1.

Trước tiên cần xác định loại dây sử dụng là MLFC hay IV tiếp đến từ dòng định mức đi qua dây mà chọn kích thước dây cho phù hợp. Dựa vào bảng bên dưới đây để tính ra bán kính tối thiểu của việc uốn dây là bao nhiêu để đặt aptopmat tổng cho phù hợp.

Ví dụ dòng định mức đi qua aptomat tổng là 60A thì mình sử dụng dây IV và chọn size dây là 14sq (14mm2) tương đương đường kính ngoài là D=19.2mm, dây cáp cố định nên sẽ chọn bán kính uốn dây bằng 6D= 19.2x6= 115mm. Từ đó mà cân đối đặt aptomat ở vị trí phù hợp để thi công.

Trong thực tế thì đa phần đối với các dây dẫn có kích thước lớn thì mới cần chú ý tới vì còn liên quan tới thi công thực tế, còn hầu đa đối với các dây dẫn nhỏ thì bố trí khí cụ điện ở vị trí tương đối cân đối là được không cần tính toán chi tiết.

Đọc đến đây chắc các bạn cũng đã hình dung ra hướng giải quyết cho những băn khoăn đã nêu ra ở đầu bài viết rồi nhỉ. Giờ việc cần làm và áp dụng những kiến thức trên vào công việc thực tế của mọi người nữa thôi.

Xin chào và hẹn gặp lại mọi người trong bài viết tiếp theo.

Tác giả: G-Hoàng Tuấn

Link tham khảo:https://xtmechanicalblog.com/post/35/phan-loai-day-dien-trong-tu-dien-cong-nghiep.html; http://nichigoh.co.jp/technology/radius/