PHÂN BIỆT NPN /PNP (プラスコモン/マイナスコモン)
4 điều cơ bản cần nhớ khi chọn đơn vị đầu vàoInput Unit
Mục lục
4. NPN và PNP trong đầu ra của cảm biến.
1. コモン là gì?
"コモン" có nghĩa là dây được sử dụng chung, thường được viết tắt là "COM" trên sơ đồ mạch điện.
Giả sử có một mạch như thế này. Đây là mạch để đưa từng công tắc hoặc cảm biến vào Input Unit.
Hãy đếm số dây kết nối với 24V và 0V.
Có tổng cộng 6 dây. Và khi chúng ta cho các dây kết nối với 0V chung lại với nhau thì kết quả là như thế này.
Những dây được gom lại thành một và cuối cùng được kết nối với 0V hoặc những dây khác như vậy được gọi là dây"COM".
Hãy đếm lại số dây kết nối với 24V và 0V. Có tổng cộng 4 dây. So với mạch trước, đã giảm được 2 dây.
Đối với các đơn vị đầu vào có thể kết nối 32 hoặc 64 điểm, nếu từng dây được kết nối với 0V sẽ gặp rất khó khăn. Việc sử dụng dây COM giúp chúng ta gom các dây như 0V thành một giúp rút ngắn thời gian làm việc và giảm chi phí.
Bên cạnh đó thì cũng có nhược điểm cần chú ý.
Nhược điểm
- Nếu đứt dây, tất cả các tín hiệu liên quan sẽ không thể được nhập vào.
Nhược điểm này có thể được hiểu là lợi thế từ góc độ an toàn.
2. プラスコモン là gì?
Khi COM nằm ở phía 24V, nó được gọi là "プラスコモン". Các đơn vị đầu vào sử dụng プラスコモン cũng được gọi là " Source Input".
Hãy xem xét ví dụ X000. Khi công tắc bật (ON), 24V được đi vào rơle bên trong đơn vị đầu vào theo thứ tự của đường nét đứt màu đỏ, và mạch dẫn điện. Khi dẫn điện, tín hiệu X000-ON.
Điều gì xảy ra nếu đứt dây プラスコモン?
Nếu dây bị đứt, tất cả các tín hiệu liên quan sẽ không được kết nối. Vì dây COM được kết nối với 24V, khi dây đứt chạm vào vỏ kim loại hoặc mặt bên của tủ điều khiển đều không được cấp điện điện áp.
Vì vậy, phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở châu Âu vì tính an toàn.
3. マイナスコモン là gì?
Khi COM nằm ở phía 0V, nó được gọi là "マイナスコモン". Các đơn vị đầu vào sử dụng マイナスコモン cũng được gọi là " Sink Input".
Hãy xem xét ví dụ X000. Khi công tắc bật (ON), 24V được đi vào rơle bên trong đơn vị đầu vào theo thứ tự của đường nét đứt màu đỏ, và mạch dẫn điện. Khi dẫn điện, tín hiệu X000-ON.
Điều gì xảy ra nếu đứt dây COM trong マイナスコモン?
Nếu dây bị đứt, tất cả các tín hiệu liên quan sẽ không thể được kết nối.
Vì dây COM được kết nối với 0V, khi các dây đứt chạm vào vỏ kim loại hoặc mặt bên của tủ điều khiển sẽ phát sinh điện áp và có khả năng gây ra tín hiệu sai. Vì lý do an toàn này, ngày càng nhiều nơi ở Nhật Bản cũng bắt đầu chuyển qua sử dụng プラスコモン.
4. NPN và PNP trong đầu ra của cảm biến
Chúng ta đã giải thích sự khác biệt giữa プラスコモン và マイナスコモン, nhưng còn một điểm quan trọng khác cần lưu ý là NPN và PNP.
NPN và PNP trong đầu ra của cảm biến đề cập đến sự khác biệt trong đầu ra transistor.
Chúng ta sẽ giải thích từng cái một.
Ø Đầu ra transistor loại NPN
Trước tiên, hãy giải thích về transistor loại NPN.
Đây là sơ đồ của transistor loại NPN.
Các chân "E", "C", "B" lần lượt có tên gọi là:
- E: Emitter
- C: Collector
- B: Base
Transistor loại NPN
Sơ đồ mạch của cảm biến đầu ra NPN được biểu thị như sau.
Ví dụ, khi cảm biến phát hiện một vật và bật (ON), dòng điện sẽ chạy từ mạch cảm biến đến base (B) của transistor NPN.
Khi đó, dòng điện sẽ chạy từ base (B) đến emitter (E) thông qua tải, và dòng điện sẽ chạy từ collector (C) đến emitter (E). Khi lấy thông tin ON/OFF của cảm biến này vào Input Unit PLC. Dòng điện sẽ chạy qua tải từ collector (C) đến emitter (E), kết quả là rơle nội bộ bật và tín hiệu được lấy vào.
Vậy khi kết nối với đơn vị đầu vàoプラスコモン cụ thể, nó sẽ như thế này.
Hãy xem xét dòng chảy khi cảm biến ON.
Khi cảm biến phát hiện vật, dòng điện sẽ chạy từ collector (C) đến emitter (E), làm cho rơle đầu vào bên trong đơn vị đầu vào dẫn điện theo thứ tự của mũi tên nét đứt màu đỏ. Khi dẫn điện, tín hiệu ON của X001 được nhập vào bên trong.
Đó là toàn bộ giải thích về cảm biến đầu ra transistor NPN và kết nối với đơn vị đầu vào プラスコモン.
Ø Đầu ra transistor loại PNP là gì?
Tiếp theo, chúng ta sẽ giải thích về đầu ra transistor loại PNP.
Transistor loại PNP có đặc điểm ngược lại với loại NPN: khi dòng điện chạy từ emitter (E) đến base (B), dòng điện sẽ chạy từ emitter (E) đến collector (C).
Chúng ta sẽ giải thích chi tiết hơn bằng sơ đồ của cảm biến đầu ra PNP.
Ví dụ, khi cảm biến phát hiện một vật và bật (ON), mạch cảm biến sẽ bật và dòng điện sẽ chạy từ emitter (E) của transistor PNP đến base (B).
Khi đó, dòng điện sẽ chạy từ emitter (E) đến base (B), và từ emitter (E) đến collector (C) rồi qua tải. Khi lấy thông tin ON/OFF của cảm biến này vào Input Unit PLC. Dòng điện sẽ chạy qua tải từ emitter (E) đến collector (C), kết quả là rơle nội bộ bật và tín hiệu được lấy vào.
Khi kết nối với đơn vị đầu vào マイナスコモン, nó sẽ như thế này
Hãy xem xét dòng chảy khi cảm biến phát hiện vật như đã đề cập.
Khi cảm biến phát hiện vật, dòng điện sẽ chạy từ emitter (E) đến collector (C), làm cho rơle đầu vào bên trong đơn vị đầu vào dẫn điện theo thứ tự của mũi tên nét đứt màu đỏ. Khi dẫn điện, tín hiệu ON của X001 được nhập vào bên trong.
Đó là toàn bộ giải thích về cảm biến đầu ra transistor PNP và kết nối với đơn vị đầu vào マイナスコモン.
5. Tóm tắt
Dưới đây là tóm tắt của bài viết này.
Các điểm chính
1. Nếu đầu ra cảm biến là NPN, hãy chọn đơn vị đầu vào loại プラスコモン.
2. Nếu đầu ra cảm biến là PNP, hãy chọn đơn vị đầu vào loại マイナスコモン.
lưu ý khi cảm biến và đầu vào PLC chọn không khớp nhau thì sẽ không thu được tín hiệu về PLC.
Nguồn: https://technical-sequence.com/about_input_unit/
Nếu có thắc mắc hay đóng góp ý kiến vui lòng nhắn tin cho chúng mình tại page bên dưới nhé.
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của mọi người và hẹn gặp lại ở nội dung tiếp theo @@
Huong Truong
Comments ()