Hỏi đáp Vol.3

Đọc nhiều bản vẽ thấy con nguồn DC 24V thì thấy ông nối đất, ông để không. Lâu lâu lại gặp cả lấy P nối xuống đất. Ủa không sợ chạm mạch ah?

Hỏi đáp Vol.3
Photo by 李大毛 没有猫 / Unsplash
Câu 3: Tại sao nối đất ở mạch nhị thứ của nguồn DC24V?

Trả lời:

Đầu tiên, mình cần làm rõ mục đích nối đất mạch DC24V là gì?

Để đảm bảo an toàn, tránh bị giật điện rò rỉ điện áp qua vỏ máy
Để cân bằng hiệu điện thế: Với các hệ thống có nhiều nguồn DC24V thì việc chung 1 mức V+ hay V- sẽ tạo ra 1 hệ nguồn DC24V bằng nhau.

Nhưng ngược lại, nó sẽ làm nhiễu từ lòng đất dễ đi vào mạch điều khiển hơn. (ví dụ mỗi lần có sét đánh xuống đất)

Vậy có nên nối đất hay không?

Bản chất gần như bất cứ ông Source DC24V nào cũng đều có Transfomer biến áp để hạ điện áp rồi mới qua bộ chỉnh lưu để nắn dòng về DC24V.

Con biến áp đó có thêm 1 nhiệm vụ là cách điện cho 2 mạch sơ cấp/ thứ cấp bởi đặc tính chuyển đổi từ thông của nó. (chỗ này không hiểu thì xem nguyên lý chuyển đổi điện áp của Transformer nhé)

Mạch cấu tạo con S8FS của Omron
Do đó về nguyên lý hoạt động, mạch DC24V sẽ không cần nối đất với các lý do như trên.

Trường phái thiết kế của Nhật hiện tại đa số đều không nối đất với tư duy rằng: chỉ cần ông đảm bảo việc cách điện tốt  cho con nguồn thì việc gì phải nối đất để nhận thêm nhiễu.

Mạch không nối đất tiếng Nhật là 非接地回路 như mình đã nhắc tới ở bài hỏi đáp số 1 trước nhé.

Hỏi đáp Vol.1
Đi làm các dự án điện áp cao hay các công trình nhà nước, hay ở các công ty lớn hay gặp các con cảm biến chạm đất 地絡検出 như LDG-85 của hãng 光商工, hay của Wagon mà thắc mắc không biết nó là con gì thì đọc bài này nhé.

Nhưng, theo trường phái châu Âu, nơi coi trọng sự an toàn là tiêu chí hàng đầu.

Họ sẽ tư duy rằng, trong trường hợp con Transformer bị hỏng, rò điện do dầu cách điện bị khô, mạch sơ cấp bị nối thẳng xuống mạch thứ cấp thì sẽ gây nguy hiểm. Do đó đa số họ sẽ nối thêm đất ở DC 24V. Khi đấy các mạch chống rò sẽ hoạt động để bảo vệ  an toàn.

Tư duy này cũng ảnh hưởng bởi cách nối NPN, PNP của 2 trường phái trên.

Tất nhiên ở đâu cũng có ngoại lệ, tùy theo cách suy nghĩ, kinh nghiệm làm việc mà có sự thay đổi.

Thường những điều này ở các nhà máy lớn sẽ được ghi rõ trong yêu cầu thiết kế, chúng ta chỉ cần hiểu lý do để thiết kế cho phù hợp là ổn nhé!



Ở bài viết tiếp theo mình sẽ đi vào phân tích 2 trường hợp nối đất N hoặc P

Tại sao lúc thấy nối N, lúc lại thấy P nối đất?
Có liên quan gì tới NPN PNP, châu Âu hay Nhật Bản không?

Ủng hộ mình lấy động lực viết tiếp bằng cách share bài viết!

Nếu có thắc mắc gì thì hãy liên hệ với chúng mình qua page bên dưới để cùng nhau học hỏi và tiến bộ nhé
Vietnam Japan Automation | Osaka Osaka
Vietnam Japan Automation, Osaka. 345 likes · 31 talking about this. Sứ mệnh nâng tầm chất lượng kỹ sư Tự Động Hóa Việt NamĐáp ứng yêu cầu trình độ nhân lực tại Nhật Bản

Nhân Nguyễn



Nhật Bản mùa đông thô ráp lại đến, ngồi tàu điện da nứt nẻ ngứa mà không dám gãi do đông người. Mỗi lần vào tàu điện đều tranh thủ chạy vào giữa đứng cho ấm do nó có máy sưởi. Chứ ngồi cạnh cửa thì xác định mỗi lần dừng tàu mở cửa ra là lạnh tê tái, tỉnh cả ngủ. 
Hết