Cách vận hành và phương pháp điều khiển đa cấp tốc độ của biến tần (Inverter) hãng mitsubishi

Hiện nay, Nguồn điện xoay chiều trong nhà máy và hộ gia đình thường có điện áp và tần số được quy định tại các quốc gia như ở Nhật Bản là 100V/60Hz, 50Hz. Khi sử dụng nguồn điện đó cho động cơ sẽ hoạt động ở điện áp và tần số cố định.
Việc kết nối qua Inverter có thể điều chỉnh điện áp và tần số, cho phép thay đổi tốc độ của động cơ theo ý muốn thay vì luôn chạy ở mức tối đa, từ đó có thể giảm tiêu thụ điện năng, đạt được hiệu suất tiết kiệm năng lượng và tăng tuổi thọ của động cơ..
Tuy nhiên, đối với những người mới bắt đầu sử dụng biến tần, thường gặp những vấn đề khúc mắc như:
※Tại sao động cơ không hoạt động ngay cả khi đã bật lệnh RUN?
※Tại sao tốc độ không thay đổi mặc dù đã đặt ở tốc độ cao?
Để giải đáp câu hỏi bên trên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu vềcác chế độ vận hành (Pr.79) cũng như làm sao để có thể cài đặt đa cấp tốc độ trong biến tần nhé.
1. Các chế độ vận hành của Inverter (Pr.79)
Để vận hành một bộ biến tần, yêu cầu có một lệnh khởi động để quay động cơ và một lệnh tần số cài đặt tốc độ quay của động cơ.

Dựa vào đó mà ta có thể chia các chế độ vận hành của Inverter như sau.
◆Chế độ vận hành bằng bảng điều khiển PU
◆Chế độ vận hành bằng tín hiệu bên ngoài (tín hiệu ngoại vi)
◆Chế độ vận hành kết hợp bằng cách sử dụng cả PU và tín hiệu ngoại vi
◆Chế độ vận hành NET (mạng lưới)

1.1 Vận hành bằng bảng điều khiển PU
Trong chế độ vận hành PU, lệnh khởi động và lệnh tần số đều được đưa vào từ bảng điều khiển của bộ biến tần.

Thường được sử dụng khi bạn muốn chạy máy thủ công tạm thời. Bằng cách thay đổi thông số (Pr.79 = 0, 1), sau đó cài đặt tần số từ bảng điều khiển và chạy với lệnh RUN, bạn có thể nhanh chóng khởi động máy khi cần thiết.
1.2 Vận hành bằng tín hiệu bên ngoài (tín hiệu ngoại vi)
Ở chế độ vận hành này, thiết bị đầu vào bên ngoài (công tắc, biến trở,vv..) kết nối với đầu vào của bộ biến tần bằng một lệnh khởi động và một lệnh tần số (Pr.79 = 0, 2). Điều này cho phép bạn khởi động hoặc dừng, và điều chỉnh tốc độ bằng cách sử dụng bộ điều chỉnh tần số từ bên ngoài trong quá trình vận hành, rất thuận tiện khi bạn muốn thay đổi tốc độ thường xuyên bằng bộ điều chỉnh tần số.

1.3 Vận hành kết hợp bằng cách sử dụng cả PU và tín hiệu ngoại vi
Chế độ vận hành kết hợp là sự kết hợp giữa chế độ vận hành PU và chế độ vận hành bên ngoài (Pr79 = 3, 4)
Ví dụ: Một lệnh khởi động được nhập từ một thiết bị đầu vào bên ngoài là công tắc và lệnh tần số được cài đặt bằng phím trên bảng điểu khiển của bộ biến tần.

Hiện nay, phương pháp này được sử dụng rất phổ biến. Cho phép thiết lập tần số bằng bảng điều khiển PU và sau đó sử dụng tín hiệu từ các bộ điều khiển ngoại vi để khởi động và dừng.
1.4 Vận hành mạng (mạng lưới)
Trong chế độ vận hành NET (mạng lưới), lệnh khởi động và lệnh tần số được nhập vào qua một mạng lưới từ máy tính cá nhân, bộ điều khiển PLC, hoặc GOT (HMI) đến bộ biến tần có trang bị kết nối PU (truyền thông RS-485) hoặc tùy chọn truyền thông khác.

Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng nhau đi vào chi tiết cách khởi động và dừng trong thực tế bằng cách sử dụng các tín hiệu từ bộ điều khiển ngoại vi ở phần tiếp theo nhé.
2. Cách khởi động và dừng bằng tín hiệu từ Relay
Trước hết, như đã mô tả trước đó, vì chúng ta sẽ vận hánh và dừng bằng cách sử dụng tín hiệu từ các bộ điều khiển ngoại vi, hãy thay đổi Pr79 để biến tần ở chế độ vận hành bằng tín hiệu từ bên ngoài.
Dưới đây là cách vận hành bằng cách sử dụng tín hiệu từ Relays

☆ SD là đầu vào chung của tín hiệu (chân COM).
☆ STF là đầu vào của tín hiệu chạy thuận.
☆ STR là đầu vào của tín hiệu chạy nghịch.
Bằng việc sử dụng tiếp điểm thường mở của relay kết nối giữa "chân SD" và "chân STF", khi relay được bật, tiếp điểm thường mở sẽ đóng lại thành một mạch kín, từ đây động cơ sẽ bắt đầu quá trình chạy thuận.
Quá trình chạy nghịch cũng tương tự bằng việc kết nối giữa SD và STR.
3. Phương pháp điều khiển đa cấp tốc độ
Như đã đề cập ở trên: để vận hành một bộ biến tần, cần có một lệnh khởi động để quay động cơ và một lệnh tần số cài đặt tốc độ quay cho động cơ.

Trong trường hợp này, cả "STF (chạy thuận)" và "RH (tốc độ cao)" cần phải ở trạng thái bật.
☆ SD là đầu vào chung của tín hiệu (chân COM).
☆ STF là đầu vào của tín hiệu chạy thuận.
☆ STR là đầu vào của tín hiệu chạy nghịch.
☆ RH là đầu vào của tín hiệu điều khiển tốc độ cao.
☆ RM là đầu vào của tín hiệu điều khiển tốc độ trung bình.
☆ RL là đầu vào của tín hiệu điều khiển tốc độ thấp.
Một điều quan trọng cần lưu ý là chúng ta thường nhầm lẫn việc chỉ bật lệnh đa tốc độ như RH mà không bật lệnh khởi động STF.
Ngoài ra, nếu tất cả các tín hiệu "RH", "RM", và "RL" được kích hoạt cùng một lúc, tần số thấp nhất sẽ được thiết lập. Không chỉ có 3 cấp tốc độ trên mà Inverter còn cho phép đặt tối đa 17 tốc độ khác nhau (tính cả 2 giới hạn trên và giới hạn dưới)
4. Tổng kết
4.1 Phương pháp vận hành
※ Chế độ vận hành bằng bảng điều khiển PU (Pr79 = 0, 1)
※ Chế độ vận hành bằng tín hiệu bên ngoài (tín hiệu ngoại vi) (Pr.79 = 0, 2)
※ Chế độ vận hành kết hợp bằng cách sử dụng cả PU và tín hiệu ngoại vi (Pr79 = 3, 4)
※ Chế độ vận hành NET (mạng lưới) (Pr79 = 0, 2)
4.2 Phương pháp điều khiển đa tốc độ
※ Cần bật đồng thời lệnh khởi động (STF,STR) và lệnh tần số (RH,RM,RL)
※ Khi cả "RH (tốc độ cao)", "RM (tốc độ trung bình)", và "RL (tốc độ thấp)" được kích hoạt cùng một lúc, tần số thấp nhất sẽ được thiết lập. Có thể đặt tối đa 17 cấp tốc độ.
Nếu có thắc mắc hay đóng góp ý kiến vui lòng nhắn tin cho chúng tôi tại page bên dưới nhé

Nguồn https://syouraibochibochi.com/mitubishi-shidou-teishihouhou-tadannsokushirei-syoukai/
Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của mọi người và hẹn gặp lại ở nội dung tiếp theo @@
Huong Truong
Comments ()