CÁCH KIỂM TRA ĐIỆN ÁP TRONG TỦ ĐIỀU KHIỂN
Trong bài viết này này mình xin giới thiệu cách sử dụng đồng hồ vạn năng (テスター)để đo điện áp các cầu dao (ブレーカ) thường gặp trong tủ điện.
Công việc cơ bản và cần thiết là kiểm tra điện áp của cầu dao trước khi bắt đầu công việc và khi khắc phục sự cố.
Chúng ta sẽ đo từng cầu dao được sử dụng cho ba nguồn điện: một pha hai dây, một pha ba dây và ba pha ba dây.
LƯU Ý:
Phương pháp đo thì tương tự nhau nhưng vì sự an toàn của bạn, đừng quên đeo găng tay cách điện và mặc áo dài tay.
Lần này mình sẽ sử dụng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số DT4224 của Hioki Denki.
1/ ĐO ĐIỆN ÁP CẦU DAO 1 PHA 100V, 200V 2 DÂY
Đầu tiên chúng ta sẽ đo điện áp của cầu dao sử dụng trong mạch 100V 1 pha.
Một ví dụ quen thuộc của việc này là các bảng phân phối điện trong gia đình, chúng cũng được lắp đặt bên trong các tủ điều khiển, tủ phân phối điện ở các nhà máy, công ty.
Điện được gửi đến tủ phân phối điện trong nhà bạn bằng hệ thống ba dây 1 pha.
Có hai loại điện áp: 100V 1 pha và 200V 1 pha, cầu dao bên trái trong hình trên là 100V, và cầu dao bên phải là 200V.
100V được sử dụng cho ổ cắm và đèn chiếu sáng, còn 200V được sử dụng cho máy điều hòa không khí và IH. (Nhà cũ có thể chỉ có 100V).
CÁC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG
Vì cầu dao thuộc loại đo CAT III nên các phép đo phải được thực hiện chỉ khi đầu dò lộ ra ngoài.
Các hạng mục đo lường được giải thích trong một bài viết riêng. Điều này là cần thiết để làm việc an toàn nên nếu bạn chưa biết hãy tham khảo nhé.
Tham khảo: CATって何?測定カテゴリと対地間電圧について説明! | 電気エンジニアのツボ(shimatake-web.com)
NẾU CẦU DAO CÓ NẮP ĐẦU CUỐI
Cầu dao có thể được lắp nắp bảo vệ để đảm bảo an toàn và có lỗ để đo để cắm đầu dò vào.
Tuy nhiên, đầu dò có thể không tiếp cận được các đầu nối của cầu dao.
Trong trường hợp như vậy, hãy tháo nắp đầu cực và đo.
Bạn phải hết sức cẩn thận để tránh bị điện giật.
Đặc biệt, những vị trí có bề mặt kim loại lộ ra ngoài như thanh đồng như hình bên dưới nên hãy cẩn thận.
QUY TRÌNH ĐO ĐIỆN ÁP
BƯỚC 1: ĐẶT CÔNG TẮC CHỨC NĂNG CỦA ĐỒNG HỒ SANG ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU
BƯỚC 2: ĐẶT ĐẦU DÒ (QUE THỬ) VÀO ĐIỂM ĐO
Vì là điện xoay chiều (AC) nên cực tính không quan trọng, vì vậy chỉ cần đặt đầu dò màu đen và đỏ vào các cực mà không cần quan tâm đến chiều dòng điện.
BƯỚC 3: KIỂM TRA GIÁ TRỊ ĐIỆN ÁP
Đối với mạch 100V, giá trị đo khoảng 100V sẽ được hiển thị.
Đối với 200V, điện áp khoảng 200V sẽ được hiển thị.
Nếu giá trị đo nằm trong phạm vi thì đó là điều bình thường.
ĐIỀU CẦN LƯU Ý:
Hãy cẩn thận để không chọn sai thang đo.
Một lỗi phổ biến là cài đặt thang đo chức năng không chính xác.
Sẽ không có vấn đề gì nếu đo điện áp xoay chiều (AC) khi bạn để thang đo điện áp một chiều (DC), nhưng sẽ nguy hiểm và có thể hỏng thiết bị khi chọn nhầm thang đo điện trở (Ω) hoặc dòng điện (A).
Nếu bạn đo nhầm một bộ phận nơi đặt điện áp trong quá trình đo điện trở, bạn có thể làm sập cầu dao, làm hỏng thiết bị đo, nổ cầu chì bên trong đồng hồ vạn năng hoặc trong trường hợp xấu nhất là bạn có thể bị bỏng.
Ngoài ra, chọn lựa thiết bị tốt cũng là cách để hạn chế các rủi ro khi thao tác, ví dụ như dòng đồng hồ trong bài viết là DT4224 có chức năng bảo vệ điện áp đầu vào.
Thiết bị được sử dụng trong bài viết này là thiết bị đầu tiên trên thế giới có chức năng bảo vệ điện áp đầu vào nên ngay cả khi bạn vô tình đặt công tắc chức năng sang đo điện trở khi đo điện áp, giảm nguy cơ nguy hiểm khi thao tác nhầm.
2/ ĐO ĐIỆN ÁP CẦU DAO 1 PHA 3 DÂY
Trong trường hợp hệ thống 1 pha dạng 3 dây, 2 dây pha, cung cấp điện áp 100V và 200V, thường được sử dụng cho các bảng phân phối điện trong các hộ gia đình nói chung và các mạch chiếu sáng trong các nhà máy.
Tùy vào quy ước nhưng thông thường sẽ có 3 màu cơ bản là màu đỏ, trắng và đen.
Trong bản vẽ theo hướng từ trái sang, thường được quy định đặt tên là L1, N, L2 hoặc R, N, T hay R, N, S.
Trong bài viết này, chúng ta tạm gọi là L1, N và L2.
Nếu bạn đo điện áp trên 2 đầu "L1 và N" hoặc "L2 và N", kết quả sẽ hiển thị 100V và nếu bạn đo trên 2 đầu điện áp "L1 và L2", kết quả sẽ là 200V.
QUY TRÌNH ĐO ĐIỆN ÁP
BƯỚC 1: ĐẶT THANG ĐO ĐỒNG HỒ VỀ ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU
BƯỚC 2: ÁP ĐẦU DÒ VÀO L1 VÀ N
TIẾP THEO, ÁP ĐẦU DÒ VÀO L2 VÀ N
Đây cũng là khoảng 100V.
BƯỚC 3: ĐO L1 VÀ L2
Điện áp này sẽ vào khoảng 200V.
3/ ĐO ĐIỆN ÁP CẦU DAO 3 PHA 3 DÂY
Ngoài ra còn có thiết bị đầu cuối trong trường hợp hệ thống 3 pha, 3 dây.
Chúng được gọi là R, S và T từ bên trái.
Nó trông giống như hệ thống 3 dây một pha, nhưng điện áp thì khác.
Hệ thống 3 dây 1 pha là 100 và 200V, nhưng hệ thống ba pha ba dây chỉ có 200V.
Hãy đo ba điểm: R-S, S-T và R-T.
Nếu bình thường thì khoảng 200V giữa R và S.
Giữa S và T, nó cũng khoảng 200V.
Điện áp giữa R và T sẽ vào khoảng 200V.
Sẽ là bình thường nếu điện áp giữa tất cả các cực là như nhau, khoảng 200V.
Nếu giá trị đo khác, có thể xảy ra trường hợp mất pha.
・Một pha bị ngắt trong mạch 3 pha 3 dây.
・Nguyên nhân có thể do vít cầu dao bị lỏng và tiếp xúc kém trong công tắc điện từ.
Lần này mình đã giới thiệu cách đo điện áp các loại cầu dao thường gặp trong tủ điện.
Kiểm tra điện áp bằng đồng hồ vạn năng là việc làm cần thiết trước và sau khi thao tác đến điện nên các bạn nên chú ý hết sức cẩn thận nhầm bảo vệ sự an toàn cho bản thân và các thiết bị, tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra nhé.
Bài viết đến đây là hết. Hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau!
Nguồn: 【テスター操作】分電盤や制御盤内にあるブレーカの電圧測定方法| 電気エンジニアのツボ(shimatake-web.com)
Tác giả, HungLe
Comments ()