Cách đọc sơ đồ điều khiển tuần tự trong PLC

Cách đọc sơ đồ điều khiển tuần tự trong PLC

 Đối với những người mới bắt đầu khi lần đầu tiên nhìn vào sơ đồ điều khiển tuần tự trong lập trình PLC rất nhiều người sẽ hoàn toàn không biết phải bắt đầu từ đâu để hiểu được nguyên lý hoạt động của chúng.

 Mình cũng vậy, cũng đã từng cố gắng dựa vào sơ đồ điều khiển tuần tự để thiết tủ điều khiển, nhưng đó cũng chỉ mới là bước đầu tiên. Mình không thể hiểu hết về nguyênlý điều khiển của mạch điện vì vậy mình đã không thể xử lý vấn đề đi dây hoặc khi phát sinh sự cố.

 Vì vậy, lần này mình muốn giải thích cơ bản một cách dễ hiểu để người mới bắt đầu cũng có thể hiểu về sơ đồ điều khiển tuần tự.

 ※ Dưới đây là video nói về nội dung trong bài bằng tiếng nhật hãy tham khảo nếu bạn đang làm việc tại công ty nhật và muốn nâng cao vốn từ vựng chuyên ngành nhé.

 ☞ link: https://www.youtube.com/watch?v=U7EnGaxn2eg&t=2s

1. Sơ đồ điều khiển tuần tự là gì? Sự khác biệt giữa sơ đồ mạch điện và sơ đồ điều khiển tuần tự là gì?

 Nói một cách dễ hiểu thì sơ đồ điều khiển tuần tự là một bản kết nối được sắp xếp theo thứ tự hoạt động.

Dưới đây là sự khác biệt giữa sơ đồ mạch điện và sơ đồ điều khiển tuần tự

              sơ đồ mạch điện                                        sơ đồ điều khiển tuần tự

Sơ đồ mạch điện biểu thị một mạch kín từ nguồn điện đến tải, trong khi sơ đồ điều  khiển tuần tự loại bỏ phần nguồn điện và biểu thị nó bằng hai đường thẳng song song ở trên và dưới.

 Sự khác biệt lớn nhất là phần nguồn điện được biểu thị bởi hai đường thẳng song song ở trên và dưới. Hơn nữa, vì sơ đồ điều khiển tuần tự có quy tắc về việc viết dọc hoặc ngang, cũng như thứ tự hoạt động, nên mình sẽ giải thích chúng theo từng bước.

2. Phân loại sơ đồ điều khiển tuần tự.

 Sơ đồ điều khiển tuần tự được chia thành hai loại: dọc và ngang và được biểu diễn như sau:

 Sự phân biệt giữa "dọc" và "ngang" dựa trên hướng của đường dẫn điều khiển và hướng dòng điện.

※Lưu ý: Bạn có thể sử dụng bất kỳ loại nào, nhưng hãy tránh việc kết hợp chúng.

Tiếp theo, dưới đây là hướng dòng điện và thứ tự hoạt động:

【Trường hợp dọc】

* Hoạt động theo thứ tự từ trái qua phải, dòng điện chạy từ trên xuống dưới.

【Trường hợp ngang】

* Hoạt động theo thứ tự từ trên xuống dưới, dòng điện chạy từ trái sang phải.

 Ở Nhật Bản thì trường hợp "ngang" thường được sử dụng nhiều hơn trong sơ đồ điều khiển tuần tự sử dụng các relay (công ty mình cũng sử dụng loại này)

 Có câu hỏi đặt ra là mạch điền khiển tuần tự không cần nguồn điện sao? Và nếu có thì làm thế nào để biểu diễn nguồn điện?

☞Hãy cùng mình trả lời câu hỏi ở phần tiếp theo nhé.

Trong trường hợp nguồn điện một chiều, nó được biểu diễn như sau:

Trong trường hợp nguồn điện một chiều, "P (dương +)" và "N (âm -)" được sử dụng để biểu diễn.

【Trường hợp dọc】

     * Phía trên: "P(dương +)"

     *  Phía dưới: "N (âm -)"

【Trường hợp ngang】

     * Bên trái: "P(dương +)"

     *  Bên phải: "N (âm -)"

Trong trường hợp nguồn điện xoay chiều, nó được biểu diễn như sau:

Trong trường hợp nguồn điện xoay chiều, "Pha R" và "Pha S" hoặc "Pha T" được sử dụng để biểu diễn.

【Trường hợp dọc】

     * Phía trên: "Pha R"

     *  Phía dưới: "Pha S"hoặc "Pha T"

【Trường hợp ngang】

     * Bên trái: "Pha R"

     *  Bên phải: "Pha S" hoặc "PhaT"

Dưới đây là một ví dụ đơn giản về hoạt động thực tế:

【Giải thích hoạt động】

Nhấn nút BS1 để bật ⇒ Cuộn R1 - ON ⇒ Các tiếp điểm R1-a1 đóng và mach được tự giữ ⇒ Cùng lúc đó, các tiếp điểm R1-a2 đóng ⇒ Đèn LED L sáng.

3. Tổng kết

✔ Sơ đồ điều khiển tuần tự

・ Là một sơ đồ kết nối được sắp xếp theo thứ tự hoạt động, dễ hiểu về nội dung hoạt động được gọi là "Sơ đồ điều khiển tuần tự".

・ Phần nguồn điều khiển được biểu diễn bằng cách lược bỏ và sử dụng hai dây điện trên dưới (dây song song) làm nguồn điện.

・ Phân biệt giữa "dọc" và "ngang" dựa trên hướng của dòng điện và hướng của dòng điện.

・ Trong trường hợp nguồn điện một chiều, được biểu diễn bằng "P (dương +)" và "N (âm -)",

・ Trong trường hợp nguồn điện xoay chiều, được biểu diễn bằng "Pha R" và "Pha S" hoặc "Pha T".

Nguồn: https://syouraibochibochi.com/shi-kennsuzu-yomikata-dousa- syoshinnsyamuke-kiso-kaisetu/

Nếu có thắc mắc hay đóng góp ý kiến vui lòng nhắn tin cho chúng mình tại page bên dưới nhé.

Vietnam Japan Automation | Osaka Osaka
Vietnam Japan Automation, Osaka. 436 likes · 82 talking about this. Sứ mệnh nâng tầm chất lượng kỹ sư Tự Động Hóa Việt NamĐáp ứng yêu cầu trình độ nhân lực tại Nhật Bản

Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của mọi người và hẹn gặp lại ở nội dung tiếp theo @@

Huong Truong